TẠO DÁNG BONSAI CẦN NẮM KỸ THUẬT CƠ BẢN
Bonsai không chỉ mang đến giá trị tinh thần, mà còn mang đến giá trị vật chất to lớn cho người tạo ra nó. Tuy nhiên những người mới vào nghề hoặc mong muốn tự tạo cho mình chậu bonsai ưng ý cần thiết phải nắm vững một số nguyên tắc cũng như kỹ thuật cơ bản về tạo dáng để tạo ra bonsai đẹp và có giá trị cao.
Ông Đỗ Hữu Gia, chuyên gia về bonsai cho biết, nguyên tắc tạo dáng cho bonsai hoàn toàn dựa vào quy luật tự nhiên, đặc điểm sinh trưởng của cây cảnh và một số quy ước thẩm mỹ về tạo dáng, tương quan giữa cây và chậu…
Luật tạo dáng được sử dụng nhiều nhất là luật tam giác. Luật này giúp cho người tạo dáng biết điều chỉnh các cành ngắn đều dần từ dưới lên trên sao cho từ điểm ngọn của cây đến điểm ngoài cùng của 2 cành thấp nhất tạo thành hình tam giác và đỉnh các cành còn lại đều nằm trên đường thẳng 2 cạnh bên của tam giác đó. Theo ông Đỗ Hữu Gia, luật này tạo ra dáng bonsai đẹp và phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, đó là cành lá dưới gốc không bị che khuất bởi cành bên trên, bảo đảm tất cả các cành lá của cây đều được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và quá trình quang hợp trên toàn bộ các bộ phận của cây được tốt.
Luật số lẻ cũng được áp dụng trong bonsai, nghĩa là các nhánh trên cành luôn là số lẻ hoặc số cây trồng trong chậu (ngoại trừ là 2 cây) đều là số lẻ. Điều này do văn hóa và triết học phương Đông cho rằng số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển… Ngoài ra, người tạo dáng cho bonsai cần phải xác định được mặt tiền (mặt trước) để làm chuẩn và từ đó phân bổ phát triển các tàn, nhánh cơ bản cho phù hợp các luật trên.
Về rễ cây phải tạo rễ đều, trải khắp các phía, cắt bỏ các rễ chồng, rễ vấn sau đó tạo thân theo nguyên tắc “đầu voi đuôi chuột” tức là thân nhỏ dần về phía ngọn. Các nhánh cũng theo nguyên tắc này, nhánh thấp lớn nhất, càng lên cao càng nhỏ dần. Số nhánh trên cây cũng luôn là số lẻ, nhánh mọc theo hình xoáy trôn ốc từ dưới lên trên, phần lồi có nhánh phần lõm không được bố trí nhánh. Khoảng cách nhánh gần gốc thưa hơn phần ngọn, phải tạo làm sao để 3 nhánh thấp nhất là nhánh trọng yếu của cây.
Lựa chọn chậu tỷ lệ hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của bonsai. Theo ông Gia, chậu phải bảo đảm sao cho đường kính gốc cây nhỏ hơn hoặc bằng bề dày của chậu, chiều dài của chậu bằng 2/3 đường kính của tàn lá và 2/3 chiều cao của cây. Về độ sâu của chậu cũng tùy theo thế cây mà sử dụng, cụ thể cây thẳng hơi nghiêng, rừng cây, cây đa thân… nên sử dụng chậu cạn tương ứng với cây và đặc điểm sinh trưởng của cây. Nếu cây có thế theo hình dáng bán thác đổ, thác đổ phải sử dụng chậu hình tròn, hình vuông, lục giác hoặc bát giác. Nên chú ý bonsai thích hợp khi trồng trong các chậu có kiểu xưa sẽ tăng thêm nét cổ kính tăng sự hấp dẫn cho bonsai.
Uốn nhánh cũng là công đoạn quyết định đến vóc dáng của bonsai. Mục đích của việc uốn nhánh là để thay đổi hướng mọc tự nhiên, tạo dáng, thế theo mong muốn của người chơi. Thông thường các nghệ nhân hay sử dụng dây đồng, nhôm hoặc kẽm để cố định các nhánh bonsai. Nếu muốn uốn nhánh về hướng phải, đầu tiên phải quấn dây về bên phải và ngược lại, có thể dùng ống nhựa luồn vào kẽm để giảm chấn thương lên lớp vỏ cây. Khi quấn dây cần chú ý đến nhánh thứ cấp để tạo ra chiều lồi. Đối với những nhánh lớn không sử dụng được dây phải có các giải pháp khác như dùng cảo kéo nhánh hoặc uốn thân, dùng tăng đơ để uốn nhánh hoặc trong một số trường hợp phải dùng sắt φ6- φ15 uốn cong để cố định nhánh theo chiều cong của sắt.
Luật tạo dáng được sử dụng nhiều nhất là luật tam giác. Luật này giúp cho người tạo dáng biết điều chỉnh các cành ngắn đều dần từ dưới lên trên sao cho từ điểm ngọn của cây đến điểm ngoài cùng của 2 cành thấp nhất tạo thành hình tam giác và đỉnh các cành còn lại đều nằm trên đường thẳng 2 cạnh bên của tam giác đó. Theo ông Đỗ Hữu Gia, luật này tạo ra dáng bonsai đẹp và phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, đó là cành lá dưới gốc không bị che khuất bởi cành bên trên, bảo đảm tất cả các cành lá của cây đều được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và quá trình quang hợp trên toàn bộ các bộ phận của cây được tốt.
Luật số lẻ cũng được áp dụng trong bonsai, nghĩa là các nhánh trên cành luôn là số lẻ hoặc số cây trồng trong chậu (ngoại trừ là 2 cây) đều là số lẻ. Điều này do văn hóa và triết học phương Đông cho rằng số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển… Ngoài ra, người tạo dáng cho bonsai cần phải xác định được mặt tiền (mặt trước) để làm chuẩn và từ đó phân bổ phát triển các tàn, nhánh cơ bản cho phù hợp các luật trên.
Về rễ cây phải tạo rễ đều, trải khắp các phía, cắt bỏ các rễ chồng, rễ vấn sau đó tạo thân theo nguyên tắc “đầu voi đuôi chuột” tức là thân nhỏ dần về phía ngọn. Các nhánh cũng theo nguyên tắc này, nhánh thấp lớn nhất, càng lên cao càng nhỏ dần. Số nhánh trên cây cũng luôn là số lẻ, nhánh mọc theo hình xoáy trôn ốc từ dưới lên trên, phần lồi có nhánh phần lõm không được bố trí nhánh. Khoảng cách nhánh gần gốc thưa hơn phần ngọn, phải tạo làm sao để 3 nhánh thấp nhất là nhánh trọng yếu của cây.
Lựa chọn chậu tỷ lệ hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của bonsai. Theo ông Gia, chậu phải bảo đảm sao cho đường kính gốc cây nhỏ hơn hoặc bằng bề dày của chậu, chiều dài của chậu bằng 2/3 đường kính của tàn lá và 2/3 chiều cao của cây. Về độ sâu của chậu cũng tùy theo thế cây mà sử dụng, cụ thể cây thẳng hơi nghiêng, rừng cây, cây đa thân… nên sử dụng chậu cạn tương ứng với cây và đặc điểm sinh trưởng của cây. Nếu cây có thế theo hình dáng bán thác đổ, thác đổ phải sử dụng chậu hình tròn, hình vuông, lục giác hoặc bát giác. Nên chú ý bonsai thích hợp khi trồng trong các chậu có kiểu xưa sẽ tăng thêm nét cổ kính tăng sự hấp dẫn cho bonsai.
Uốn nhánh cũng là công đoạn quyết định đến vóc dáng của bonsai. Mục đích của việc uốn nhánh là để thay đổi hướng mọc tự nhiên, tạo dáng, thế theo mong muốn của người chơi. Thông thường các nghệ nhân hay sử dụng dây đồng, nhôm hoặc kẽm để cố định các nhánh bonsai. Nếu muốn uốn nhánh về hướng phải, đầu tiên phải quấn dây về bên phải và ngược lại, có thể dùng ống nhựa luồn vào kẽm để giảm chấn thương lên lớp vỏ cây. Khi quấn dây cần chú ý đến nhánh thứ cấp để tạo ra chiều lồi. Đối với những nhánh lớn không sử dụng được dây phải có các giải pháp khác như dùng cảo kéo nhánh hoặc uốn thân, dùng tăng đơ để uốn nhánh hoặc trong một số trường hợp phải dùng sắt φ6- φ15 uốn cong để cố định nhánh theo chiều cong của sắt.
Theo caycanhthanglong
Giới thiệu bản thân
cong ty mua ban cay canh da nang, ban cay canh tai da nang, chậu hoa đẹp Đà Nẵng, hoa đẹp Đà Nẵng, cây cảnh đẹp Đà Nẵng, vườn hoa Đà Nẵng,
Powered by Blogger.
Sản phẩm HOT
-
Nghệ thuật bonsai hiện đại của Việt Nam ngày càng rộng mở về lối chơi và phong cách sáng tác. Được du nh...
-
Tên Sản Phẩm: Kè nhật/pháp Tên Tiếng Anh: Red Latan Palm Tên Khoa Học: Latania lontaroide Họ: Arecaceae Nguồn gốc xuất xứ: Đảo Mascaren...
-
BỘ SƯU TẬP BONSAI MINI ĐẸP Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm: Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ. Cây cao từ 16 đ...
-
Những cây lan nhỏ được nhân giống bằng hạt hay cấy mô thường được trồng trong những chai thủy tinh, mỗi chai khoảng từ 15-50 cây. ...
-
Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa ...
-
Những rễ này buông thỏng mềm mại, màu hồng thắm khi còn non rồi chuyển qua vàng xám khi già dần. Khi được trồng cho leo vắt ngang thẳng tấ...
-
Những cây bonsai hoa được các nghệ nhân uốn tỉa công phu. Ngoài dáng vẻ độc đáo của một cây bonsai còn đặc biệt hơn là có hoa. điều đó mang ...
-
Tên phổ thông : Cau Bẹ Đỏ. Tên khoa học: Cyrtostactachys lakka Becc . Nguồn gốc, xuất xứ : Cây có nguồn gốc từ Indonexia và được gây trồ...
-
Mang ý nghĩa về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe cho gia chủ. Cây chịu bóng, ư...
-
Chơi đào ngày Tết là cả một nghệ thuật cao cấp từ người trồng cho đến người mua, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Kỹ thuật trồng, chăm sóc...
Tags Cloud
- about (1)
- bán xương rồng (1)
- bon sai (49)
- cactus (1)
- cạctus (1)
- cẩm cù (1)
- cam hoa nghe thuat (1)
- cây ăn thịt (2)
- cây bắt mồi (2)
- cây bắt ruồi (1)
- cây bèo đất (1)
- cay bon sai khac (7)
- cay bui tap trung (3)
- CAY CANH QUAN (30)
- cay cong trinh (23)
- cay de ban (6)
- CÂY ĐỘC ĐÁO (5)
- cây gọng vó (1)
- cay khac (2)
- cay loc vung (3)
- cây mọng nước (1)
- cây nắp ấm (2)
- cay ngoai that (19)
- cay noi that (32)
- cay phong thuy (16)
- cay qua tang (24)
- CAY SANH (9)
- Cây sung (2)
- cay tam linh (3)
- cây tết (10)
- cay than leo (9)
- cay thuy canh (9)
- cay van phong (10)
- cay via he (11)
- cay xuong rong (3)
- caybatmoi.vn (1)
- CHĂM SÓC CÂY (8)
- CỎ (6)
- CO TRANG TRI (6)
- drosera (1)
- drosera burmannii (1)
- dứa kiểng (1)
- hạt giống hoa (1)
- Họ nhà cau (11)
- Hoa (38)
- hoa lan (7)
- hoa tet (13)
- HOA TREO (10)
- hoa treo ban cong (4)
- hoa xương rồng (1)
- hoya (1)
- hoya kerrii (1)
- KY THUAT BON SAI (17)
- lá trái tim (1)
- móng rồng (1)
- móng rồng xanh (1)
- nep (1)
- nepenthes (1)
- nghe nhan và tac pham (11)
- sen đá (2)
- sứ cảnh (1)
- sứ thái (1)
- sứ thái gốc bự (1)
- sứ thái lan (1)
- sứ thái lan cánh kép (1)
- sucanhvietnam (1)
- suthaicaycanh (1)
- tang khai truong (16)
- the cay (7)
- xương rồng (2)
- xương rồng có hoa (1)
- xương rồng trái tim (1)
All comments [ 1 ]
cây trầu bà đế vương đỏ hoangnguyengreen thật đẹp, các bạn đã mua thử chưa? Có người giới thiệu mình bên này mà không biết chất lượng thế nào
Your comments